Cách đây 2.000 năm, người Trung Quốc đã có phát minh vĩ đại là phát minh ra giấy, và không lâu sau đó đã có mặt tại Việt Nam và tất cả thế giới. Từ kỹ thuật làm giấy cũ, các nhà khoa học ngày càng cải tiến kỹ thuật và hình thành giấy in hiện nay, với nhiều loại và đặt tính khác nhau, Một số đặc tính hình thành nên giấy in như sau:
1.Độ xốp của giấy in:
Độ xốp là thông số quan trọng thể hiện khả năng chịu được với không khí, độ thấm xuyên qua giấy, tùy thuộc vào độ chặt của liên kết sợi trong giấy, tính chất này ảnh hưởng đến hạn dùng của giấy chứ không ảnh hưởng đến việc in ấn của giấy.
2. Độ nhẵn giấy in:
Độ nhẵn giấy in được xem là thước độ của bề mặt tờ giấy, là yếu tố quan trọng trong khi in ấn. Bề mặt giấy mượt, độ nhẵn tốt tạo bản in chất lượng, nhìn sang trọng, và quan trọng hơn là giấy càng nhẵn tốt thì sẽ được tích hợp được càng nhiều loại máy in, máy photo.
3. Độ mềm mại của giấy:
Độ mềm mại của giấy in có liên qua đến cấu trúc của giấy. Yếu tố tạo nên độ mềm mại của giấy in là độ chặt và độ rống. Loại giấy rống như giấy in báo có thể bị biến dạng khi bị vò 28%, còn đối với giấy tráng phấn có độ chặt lớn, mức độ biến dạng không vượt quá 6-8%. Đối với giấy chất lượng cao thì độ biến dạng phải là 0.
4. Độ bền của giấy in:
Độ bền của giấy in được tính với nhiều đặc điểm
Độ uốn cong: là khả năng tiếp xúc của một tờ giấy với máy in, độ uống cong của người dùng… và ngăn cản sự rách giấy, cường độ chống cong càng cao thì độ bền giấy càng tốt.
Độ chịu kéo: lực kéo lớn nhất mà mẫu thử chịu được trước khi đứt trong điều kiện xác định của phương pháp thử tiêu dùng.
Độ hút nước: Khả năng hấp thụ và giữ lại khi tiếp xúc với nước của giấy, hoặc tốc độ hút nước, được xác định bằng phương pháp thử tiêu chuẩn.
5. Độ đục:
Độ đục là thước đo bao nhiêu ánh sáng bị ngăn cản khi đi xuyên qua tờ giấy. Độ mờ cao liên quan đến hàm lượng chất làm đầy cao, và đẫn đến số tro cao. Độ đục của giáy in đặc biệt quan trọng khi in 2 mặt. Và để tăng độ đục thông thường lựa chọn thành phần xơ sợi có chất độn.
6. Tiêu chẩn quốc tế (iso)
Khổ giấy theo tiêu chuẩn quốc tế EN ISO 216 xuất phát từ chuẩn DIN 476 do Viện tiêu chuẩn Đức (Deutschen Institut für Normung – DIN) đưa ra năm 1922. Đặc điểm kích thước giấy ở tiêu chuẩn này như sau:
– Kích thước luôn viết chiều ngắn hơn trước. Tất cả các khổ trong các dãy A, B và C đều là các hình chữ nhật với tỷ lệ 2 cạnh là căn bậc 2 của 2, xấp xỉ 1.414
– Diện tích của khổ A0 quy định là 1m². Các cạnh của khổ A0 do đó được xác định là 841x1189mm. giấy in a4 kích thước 210x297mm
– Các khổ trong cùng dãy được theo thứ tự xác định lùi, khổ sau có diện tích bằng 50% diện tích khổ trước (được chia bằng cách cắt khổ trước theo đường cắt song song với cạnh ngắn)
+ Khổ của dãy B được suy ra bằng cách lấy trung bình nhân các khổ kế tiếp nhau của dãy A
+ Dãy C được suy ra bằng cách lấy trung bình nhân các khổ của dãy A và B tương ứng. Các khổ của dãy A, B và C được tính toán thành bảng số liệu trên.