Những chiếc Ipad hay Ebook không thể làm người ta quên đi sách báo truyền thống và công nghệ in ấn có những dấu mốc hoành tráng trong lịch sử loài người. Chúng ta hãy quay về lịch sử để xem sự phát triển của ngành in như thế nào.
Từ những phương thức in ấn thời kỳ sơ khai:
Vào năm 175 sau công nguyên, Hoàng đế triều Hán ra lệnh thu thập và phong ấn những sách vở Khổng Giáo nhằm mục đích lưu lại những tài liệu vô giá này cho thế hệ sau. Điều này là do những trang sách của Khổng Tử trở nên vô cùng khan hiếm. Để có một bản copy người ta phải dùng giấy than đè lên bản gốc sau đó chà sát nhiều lần bằng ván gỗ thế là có được bản copy với nền đen trắng.
Với bảng chứ cái alphabet, công nghệ in rời trở nên đơn giản và dễ áp dụng hơn nhiều. Năm 1448, Johann Gutenberg trở thành người đầu tiên áp dụng phương pháp này. Gutenberg chọn những chất liệu kim loại để tạo ra những chữ cái, con số, hay những ký tự rời rạc, sau đó nhập chúng vào khuôn và sắp xếp để tạo ra một thông điệp trước khi nó được in ra hàng loạt.
Với vật liệu kim loại , rõ ràng công nghệ in của Gutenberg trở nên vượt trội so với những gì mà người Trung Quốc đã nghĩ ra: những bản in trở nên tinh xảo hơn, sắc nét hơn, đồng thời dễ bảo quản hơn. Ông là người đầu tiên sử dụng loại mực in dầu vào công nghệ in và với cải tiến này bản in trở nên đậm nét hơn, bền hơn nhiều lần so với những bản in sử dụng loại mực nước trước đây.
Chỉ sau khi ra đời được hơn 40 năm, phương pháp in rời nhanh chóng lan ra khắp châu Âu với hơn 20 triệu cuốn sách. Nó đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng truyền thông vào thời điểm đó, và có thể nói đây chính là phát minh mở ra một thời kỳ mới trong nền văn minh Châu Âu, thời kỳ Phục Hưng. Công nghệ in của Gutenberg đã được tạp chí Life Magazine đánh giá là phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử 1000 năm trở lại đây.
Công nghệ in ấn gần như không thay đổi trong suốt ba thế kỷ sau kể từ khi phương thức của Gutenberg ra đời. phương thức này cho thấy tính hiệu quả cao hơn hẳn so với những phương thức trước đây, tuy nhiên nó vẫn đòi hỏi quá nhiều sức lao động. Năm 1800, lãnh chúa Stanhope phát triển hình thức in ấn này bằng cách sử dụng những tấm thép nung, từ đó giảm nhân công lao đông, tuy nhiên vẫn không cải thiện được năng suất (khoảng 250 trang/ giờ).
Máy in đầu tiên chạy bằng hơi nước được thiết kế vào năm 1811 bởi kiến trúc sư người Đức Friedrich Koenig, với khả năng in ra khoảng 1100 trang/ giờ. Máy in này sau đó đã được bán cho tạp chí Times, và ở đây nó đã được cải tiến để có thế in lên cả hai mặt của tờ giấy.
Thế kỷ 20, kỷ nguyên của những chiếc máy in điện tử
Năm 1938, Chester Carlson, một sinh viên vừa tốt nghiệp trường Đại học Caltech đã phát triển ý tưởng tạo ra công nghệ “ in khô ” thông qua máy in điện tử.