Máy vi tính càng ngày càng trở thành một thứ không thể thiếu đối với nhân viên văn phòng, nhất là đối với những người làm về IT, truyền thông,kế toán thì một ngày 8 tiếng ngồi bó chặt với máy tính ,chưa kể tối về còn sử dụng thêm nữa. Nhưng máy tính mang lại khá nhiều tác hại cho chúng ta
Ngồi máy tính nhiều làm giảm thị lực (83%), tổn hại khớp xương, đau lưng, đau vai (51,1%), đau đầu (56,1%) và chán ăn (54,4%).
Một căn bệnh thường gặp ở những người sử dụng máy vi tính là Hội chứng ống cổ tay (CTS – Carpal tunnel sudrome). Ban đầu, người bệnh sẽ có cảm giác tê, kiến bò ở tay, khu vực chi phối của thần kinh giữa (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một phần ngón áp út). Khi bệnh tiến triển về lâu, người bệnh sẽ cảm giác nóng cháy, chuột rút hoặc yếu bàn tay, thỉnh thoảng sẽ đau ở cẳng tay. Bệnh mãn tính có thể gây teo cơ lòng bàn tay.
Tuy căn bệnh này không quá đe dọa đến cuộc sống, nhưng để chữa trị thì cũng tùy mức nặng nhẹ, có thể nghỉ ngơi, bất động cổ tay, nẹp cổ tay, và nặng hơn nữa có thể phải nhờ tới biện pháp phẫu thuật.
Vì vậy, bạn phải biết cách ngồi và sử dụng máy vi tính như thế nào cho đúng. Những động tác sai khi điều khiển chuột, gõ bàn phím, ngồi, là nguyên nhân gây ra hội chúng CTS. Sống khỏe cùng FV sẽ chia sẻ với các bạn những chỉ dẫn để tránh căn bệnh này một cách tốt nhất.
Cách ngồi:
Cách ngồi đúng :
Bàn đặt máy vi tính được chia làm 03 vùng
Vùng 1: Khoảng cách từ màn hình đến người sử dụng (~ 60 cm +)
Vùng 2: Khoảng cách từ màn hình đến bàn phím (~ 20 – 50 cm)
Vùng 3: Khoảng cách từ chuột và bàn phím đến người sử dụng (~ 25 cm)
12 mẹo vặt giúp bạn làm việc được lâu với máy vi tính.
1. Dùng ghế ngồi tốt, lưng ghế cơ động và ngồi tựa lưng vào đó.
2. Đỉnh của màn hình cao 5-8 cm trên tầm mắt.
3. Không để ánh sáng chói trên màn hình, sử dụng một kính lọc chống chói.
4. Ngồi cách xa màn hình một sải tay.
5. Bàn chân đặt trên nền nhà hay chỗ để chân chắc chắn.
6. Sử dụng một dụng cụ giữ tài liệu, tốt nhất là ngang tầm màn hình máy vi tính.
7. Cổ tay nằm ngang và thẳng với cẳng tay để sử dụng bàn phím hoặc con chuột/thiết bị nhập dữ liệu.
8. Cánh tay và khuỷu tay nới lỏng gần thân người.
9. Đặt màn hình và bàn phím ở giữa trước mặt.
10. Sử dụng khay đựng bàn phím nghiêng theo độ âm với bục để chuột ở phía trên hay bục có thể điều chỉnh nghiêng xuống đặt cạnh ngay bàn phím.
11. Dùng bề mặt làm việc chắc chắn và kệ đựng bàn phím chắc chắn.
12. Nghỉ giải lao ngắn thường xuyên.
Cách gõ bàn phím :
Cách cầm chuột và điều khiển chuột :